Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011
Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011
Khi thành nhà Hồ là di sản
Đăng ngày: 16:32 30-08-2011
Thư mục: Tổng hợp
- Người dân xứ Thanh rất tự hào và phấn khởi khi di sản
thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) chính thức được UNESCO công
nhận là Di sản Văn hóa của nhân loại.
Nhân dịp này,
hàng chục tờ báo đăng tải hàng trăm bức ảnh chụp về ngôi thành đá thuộc
diện đẹp nhất châu lục này. Song ít người biết rằng, còn nhiều bí ẩn
xung quanh các di tích phụ cận, thắng cảnh, hang động nổi tiếng nằm rải
rác trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, như: Đền thờ nàng Bình Khương ở cổng
phía đông thành nhà Hồ; khu đầm phá nối từ phía tây thành nhà Hồ chạy
dài ra gần tới sông Mã; ngôi chùa cổ ở xã Vĩnh Thịnh - một tác phẩm điêu
khắc bằng đá và gỗ độc đáo; khu tượng đá ở Đa Bút; Phủ Trịnh ở xã Vĩnh
Hùng; động Kim Sơn…
Câu hỏi đặt ra lúc này và cũng là điều mong muốn của người dân xứ Thanh, đó là các ngành chức năng tỉnh Thanh phải làm gì để phát huy giá trị của những di sản này phục vụ du khách trong nước và quốc tế, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa?
Nguồn tin: laodong.com.vn
Câu hỏi đặt ra lúc này và cũng là điều mong muốn của người dân xứ Thanh, đó là các ngành chức năng tỉnh Thanh phải làm gì để phát huy giá trị của những di sản này phục vụ du khách trong nước và quốc tế, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa?
Bốn cổng thành nhà Hồ còn đó, uy nghi sau hơn 600 năm lịch sử. |
Động Kim Sơn với trăm ngàn thạch nhũ đẹp mê hồn ở xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc. |
Một bức tường thành phía đông rêu phong thách thức thời gian. |
Tượng đá Đa Bút. |
Khu vực đàn tế Nam Giao còn khá nguyên vẹn với các cấp nền, giếng ngự duyên... nằm cách thành nhà Hồ 2km. |
Nghè Vẹt ở xã Vĩnh Hùng - nơi thờ 12 con vẹt đã trở thành một huyền thoại. |
Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011
Biểu tượng QUỐC HOA trên tờ tiền Việt Nam
http://vn.360plus.yahoo.com/haoluonganh
Biểu tượng quốc hoa trên tờ tiền Việt Nam
Đăng ngày: 11:00 01-07-2011
Thư mục: Tổng hợp
Hoa sen từ lâu vốn đã là nguồn cảm hứng cho các họa sỹ chuyên vẽ tiền Việt Nam. Chi tiết này mặc dù ít được khai thác như là mô-tip chính cho một tờ tiền, nhưng nó lại là một trong các họa tiết hay được dùng nhất trong các trang trí chủ đạo của đường diềm, để từ đó, làm nổi bật một lối trang trí mang dấu ấn đậm nét đặc trưng cho tính dân tộc. Ở một mức độ cao hơn, được ví như tính đại diện cho phong cách trình bầy tờ tiền Việt- biểu tượng Quốc hoa.
Chia xẻ về cảm hứng của những người trong “nghề vẽ tiền” họa sỹ Bùi Trang Toàn cho biết, …chúng ta có một lịch sử hội hoạ hàn lâm kể từ 1925 khi người Pháp mở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Tại Việt Nam, khoảng thời gian hơn tám mươi năm là quá ngắn so với một nền mỹ thuật hàn lâm, nhưng lại là quá dài so với tốc độ phát triển, chia rẽ, hội tụ của những trào lưu hình thành nên nhiều phong cách nghệ thuật đặc sắc.
Họa sỹ Bùi Trang Toàn giới thiệu với phóng viên những những họa tiết hoa sen trong bộ sưu tập tiền do cha của ông- họa sỹ Bùi Trang Chước vẽ vào những năm 1953-1959
Vì vây, xem những tờ tiền đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) 1946, chúng ta không lạ gì khi thấy một vài người có sáng tạo không giống với những gì được học, đó cũng là chuyện bình thường. Trong các con đường sáng tạo của mình, mỗi họa sỹ đã mang đến cho hệ thống tiền đầu tiên của Nhà nước VNDCCH một dáng vẻ rất khác so với những gì chúng ta thấy ở cách thể hiện như các quốc gia cùng thời. Vẽ tiền cũng như “đi làm cách mạng” thời đó, con người tự hình thành những phong cách thiên về bản năng hồn nhiên hơn là quy mô sáng tạo “hàn lâm”. Đối với thế hệ tiền bối như các họa sỹ Mai Văn Hiến, Nguyễn Huyến, Nguyễn Văn Hanh, Nguyễn Đỗ Cung, Huỳnh Văn Thuận, Lê Phả, Bùi Trang Chước…là những con người như thế. Dẫu vậy, ở họ lại có những nét đồng nhất, vẽ tiền thời đó rất giống với hội họa- tranh vẽ.
Điều rất dễ nhận thấy thời đó đối với “nghề vẽ tiền” là sự chuẩn bị về tay nghề chưa thực sự đầy đủ và cũng thật dễ hiểu khi chúng ta mới có một khoảng thời gian chưa dài tiếp xúc với nghệ thuật hàn lâm. Tuy nhiên, những phong cách nghệ thuật ra đời lúc ấy vẫn phải được hình thành bởi sự khổ luyện và một cách đặt vấn đề hết sức nghiêm túc.
Để làm được điều đó, họ đã phải mất nhiều tháng lên các đền chùa để tham khảo các họa tiết trang trí, cùng trải nghiệm cuộc sống lao động thường nhật của con người, cũng như việc đổ mồ hôi, xương máu như các chiến sỹ trên thao trường, chiến trường để tìm ra những họa tiết mang bản sắc Việt Nam nhất. Chính trong hoạt động tìm tòi nghệ thuật đặc trưng đó, dần dần đã đưa các họa sỹ lại gần nhau bằng một lối thể hiện có nhiều nét đặc trưng hơn, đó là cách dùng họa tiết hoa sen trong trang trí đường diềm và vị trí của điểm nhấn hình ảnh hoa sen trong hình nền đồng tiền Việt Nam.
Cho đến giờ ít ai còn nhận thấy con đường tìm tòi đó, bởi cái “bản sắc” hoa sen trong tiền Việt Nam gần như đã định hình, rất quen và thân thuộc…, nhưng ở vào thời kỳ khởi đầu, không dễ gì đã có ngay “dấu ấn” này trên các hệ thống tiền Việt Nam.
Gần đây nhất, vào những năm đầu của thế kỷ 21, các họa sỹ của thế hệ sau vẫn lấy cảm hứng từ các bậc tiền bối đi trước. Trên tất cả mệnh giá của hệ thống tiền Polymer, mô-tip hoa sen chiếm nhiều vị trí trang trọng. Đặc biệt, như mặt trước tờ tiền 500.000 đồng, hoa sen được đặt ở vị trí nền chính diện, thậm chí còn được dùng làm “cửa bảo mật”- chiếm một vị trí lớn của góc dưới, bên cạnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Các họa tiết hoa sen trên mặt trước tờ tiền Polymer 500.000 đồng
Giờ đây, khi hoa sen đã được bình chọn là biểu tượng Quốc hoa, chắc chắn, nó không chỉ là một họa tiết nền đơn thuần, có thể sẽ được các họa sỹ chuyên vẽ tiền dành cho những vị trí xứng đáng và độc đáo hơn nữa trên tờ tiền Việt Nam.
MT
Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)