Trang

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

Phong thủy xe hơi (ST)

Thứ ba, 28/12/2010 18:00

(DVT.vn) - Khí xấu trong ôtô có khả năng tạo ra những tổn hại và phá hủy lâu dài cho chính chủ nhân của nó và người khác.

Khi nhắc tới xe hơi, người ta thường ngầm quy ước với nhau hình ảnh của chiếc xe là đại diện tiêu biểu cho hình ảnh của chủ xe, tuy vậy, hiếm có người chú ý tới việc mang lại “khí tốt” cho chiếc xe của chính họ.
 
Những dòng khí hay năng lượng đó là tổng hòa của nội thất xe lẫn tất cả những gì thuộc về chiếc xe đó, tất nhiên dù chúng có cân bằng hay không thì cũng đều ảnh hưởng trực tiếp lên chủ xe. Khoa học phong thủy chỉ ra một số điểm chú ý nhằm mang lại phong thủy tốt cho xe hơi.
 

Thế Tứ Linh trong xe hơi
 
Nhìn chung, hơi cũng tuân thủ theo thế đất Tứ Linh kinh điển: phía sau cao hơn phía trước và được “nâng đỡ” ở hai bên xe, thậm chí chỗ ngồi của xe cũng nên theo hình thế Tứ Linh này. Những xe nào thoai thoải về phía sau và trống ở phía sau có thể khiến người ngồi trong xe cảm thấy bất an, như trong trường hợp bạn nhìn thấy ai đó lái xe mà cửa sau hoặc nắp thùng sau xe không được đóng kín.
 
Đèn sau xe tượng trưng cho khu vực Huyền Vũ, chính vì vậy phải chắc chắn rằng các đèn này không bị mờ tối và luôn hoạt động tốt; khi chúng bị hỏng phải thay thế ngay. Các xe có vị trí ngồi dốc về phía trước, như các loại xe thể thao đắt tiền, cũng phơi bày nhược điểm ở phía sau vì vị trí Huyền Vũ yếu. Phong thủy chỉ ra rằng không nên để những bộ phận quan trọng như thế bị hỏng hóc hoặc mờ đục.
 
Trang trí xe
 
Những logo cảnh báo dán phía sau xe có tác dụng tăng cường năng lượng cho vị trí Huyền Vũ này, đặc biệt là những câu đại loại như “Làm ơn giữ khoảng cách” hoặc “Baby in car”. Với những giấy dán có tính khôi hài hoặc khó đọc sẽ mang đến tác dụng ngược vì chỉ khuyến khích xe chạy sau tiến đến gần xe của bạn hơn. Vì vậy, bất cứ loại logo hay giấy dán trang trí nào gây mất tập trung của người phía sau thì chủ xe nên tránh dùng.
 
Có nhiều người thường mang theo những vật có tính linh thiêng trong xe hơi khi di chuyển. Ở phương Tây hình tượng thánh Christopher được tin là vật hộ mạng vì đây là Thánh đỡ đầu cho những người đi xa trong khi ở Việt Nam đó là hình tượng Phật Bà Quan Âm hoặc Đức Mẹ Maria...
 
Xe hơi và “luồng khí sạch"
 
Không khí bên trong xe cần phải trong lành vì đây là yếu tố quan trọng liên kết người ngồi trong xe với thế giới bên ngoài. Nếu không khí thiếu trong sạch, tài xế sẽ trở nên dễ mệt mỏi và mất tập trung.
 
Để làm trong lành bầu không khí trong xe, chủ xe có thể dùng các chất tạo mùi tự nhiên đồng thời cũng tác động lên tâm trạng của những người trong xe. Cây hương thảo, dầu hoa cam và dầu chanh có tác dụng rất tốt trong việc làm nguôi cơn giận và giúp cho tâm trí của người ngồi trong xe được thanh thản, nhẹ nhàng. Chú ý không để cho đồ đạc trong xe bị xáo trộn bừa bãi.
 
Tầm nhìn lại là một yếu tố quan trọng khác khi tài xế ngồi bên trong xe hơi. Các kính xe và các đèn pha phía trước nên được giữ sạch và trong để chúng ta có thể quan sát rõ bên ngoài khi gặp thời tiết xấu. Trong phong thủy, những chiếc cửa sổ xe được xem là “mắt xe”.
 
Thêm vào đó, nên chú ý lên lịch bảo dưỡng xe nhằm duy trì nguồn năng lượng mạnh mẽ vốn có của chiếc xe. Đó không đơn giản là bơm xăng hay rửa xe, bởi nếu chủ xe quan tâm đến động cơ xe như quan tâm đến thân thể của mình thì chẳng ai vui khi chúng không hỏng hóc và hoạt động tốt. Vì vậy, cần đảm bảo rằng chủ xe phải thường xuyên đưa xe đến các gara để đảm bảo các bộ phận xe luôn trong tình trạng họat động tốt.
 
 
Chọn màu xe
 
Đứng trên quan niệm về Phong Thủy, khi chọn màu cho xe chúng ta phải chắc chắn rằng màu này không xung khắc với màu Ngũ hành tương ứng với tuổi của mình.
 
Ví dụ, một thanh niên tuổi Ngọ mạng Hỏa, không nên chọn xe màu đỏ vì màu này làm tăng thêm tính Hỏa của người ấy. Một chiếc xe màu xanh đậm hoặc đen sẽ làm dịu bớt Hỏa, và Kim - màu trắng hay xám - thì thích hợp hơn, và an toàn hơn, vì làm Hỏa suy yếu đi.
 
Mặt khác nếu người lái xe nào dễ bị mất tập trung và là người tuổi Hợi mạng Thủy thì nên chọn màu xe thuộc hành Mộc (màu xanh lá). Màu thuộc hành Kim (trắng hoặc bạc) cũng có tác dụng hỗ trợ những người này.
 
Tuy vậy, việc chọn màu sắc hợp phong thủy cho xe cũng tùy thuộc vào sở thích của chủ xe. Nếu chọn được màu xe hợp mạng, tuổi, nhưng chủ xe lại không thích màu đó, thì điều đó cũng không tạo nên luồng khí giao hòa tốt đẹp giữa chủ xe và chiếc xe. Nên cân nhắc kĩ về vấn đề này.
 
Bãi đỗ xe
 
Khi đỗ xe, tốt nhất nên đỗ xe ở vị trí nằm xa với nhà gia chủ hơn là đỗ xe ngay trong một địa điểm nào đấy thuộc ngôi nhà hoặc để xe nằm đối diện với ngôi nhà đó.
 
Lí do đơn giản cho điều này là do phong thủy vốn quan niệm xe hơi như “một con hổ sống”, nên nếu cứ đỗ xe hướng vào nhà bạn hay nơi làm việc, thì nó sẽ tạo ra sát khí đe dọa tới những người sống ở nơi nó hướng vào.
 
Oanh Oanh

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Dịch vụ bản đồ trực tuyến 'Map World' vi phạm chủ quyền của Việt Nam

TT- – Ngày 26-1-2011, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 18-1-2011, Cục Đo đạc Bản đồ quốc gia Trung Quốc đã chính thức cung cấp dịch vụ bản đồ trực tuyến “Map World”, trong đó vẫn tiếp tục thể hiện đường yêu sách 9 đoạn trên Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói:
>> Giới trẻ Việt 'xuất khẩu' Tết
>> Những khu nhà trọ không có mùa xuân
>> Miền Bắc đón Tết trong tiết trời ấm áp
"Việc Cục Đo đạc Bản đồ quốc gia Trung Quốc chính thức cung cấp dịch vụ bản đồ trực tuyến “Map World”, trong đó thể hiện đường yêu sách 9 đoạn ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và củan các ước ven biển Đông, hoàn toàn trái với các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Việt Nam phản đối việc làm này của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc gỡ bỏ ngay những nội dung sai trái trong các bản đồ nói trên.”
Theo TTXVN

DU LỊCH

Đăng ngày: 16:39 26-01-2011
Thư mục: Tổng hợp
  • ảnh

Du lịch

Đăng ngày: 16:36 26-01-2011
Thư mục: Tổng hợp
  • ảnh

Hàn Quốc

Đăng ngày: 10:49 27-01-2011
Thư mục: Tổng hợp
  • ảnh

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

http://haoanhbp.blogspot.com/


Chào bạn! Rất vui vì bạn đã vào thăm blog của tôi:-)

Đoàn Chủ tịch Đại hội XI đề nghị giữ nguyên phần đánh giá khuyết điểm của Bộ Chính trị liên quan đến bội chi, nhập siêu, nợ nước ngoài... như dự thảo chứ không giảm nhẹ như yêu cầu của một số đại biểu.

Trước khi công bố kết quả bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Thường trực ban bí thư Trương Tấn Sang trình bày báo cáo giải trình về các ý kiến đại biểu đối với văn kiện của đại hội.
Sáng mai đại hội XI sẽ họp phiên bế mạc.
Sáng mai đại hội XI sẽ họp phiên bế mạc.
Khi đưa ra ý kiến về bản kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương khóa X, một số đại biểu có đưa ra kiến nghị xem lại một đánh giá liên quan đến Bộ Chính trị.
Theo các đại biểu này, đánh giá “Tình trạng nhập siêu, bội chi ngân sách lớn, kéo dài nhiều năm, nợ nước ngoài của Chính phủ và quốc gia tăng nhanh, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, nguy cơ lạm phát còn cao, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, đầu tư dàn trải, còn nhiều thất thoát, kém hiệu quả” là chưa thỏa đáng. Đây không phải là khuyết điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị.
Trong tiếp thu giải trình sáng nay, Đoàn Chủ tịch Đại hội khóa XI cho rằng, tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có khách quan nhưng phần lớn là do chủ quan mà trách nhiệm trực tiếp thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp, các ngành. Nhưng Bộ Chính trị, với quyền hạn và trách nhiệm của mình theo quy định của Điều lệ Đảng và Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư khóa X thì Bộ Chính trị cũng có khuyết điểm. Do vậy, Đoàn chủ tịch đề nghị Đại hội cho giữ đánh giá này trong Báo cáo kiểm điểm.
Liên quan đến các nguy cơ, một số ý kiến đề nghị trong mục dự báo tình hình cần tiếp tục nhấn mạnh "4 nguy cơ" đã được xác định từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII. Có ý kiến đề nghị bổ sung thêm 1 nguy cơ là khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền ngày càng lớn để từ đó đề ra giải pháp khắc phục. Có ý kiến còn cho rằng, những yếu kém trong xây dựng đảng là nguy cơ chứ không phải thách thức.
Ông Trương Tấn Sang
Ông Trương Tấn Sang
Đề cập đến vấn đề này, ông Trương Tấn Sang cho rằng, báo cáo chính trị đã xác định và nhấn mạnh cả 2 khía cạnh về thách thức và nguy cơ. Cụ thể: "nước ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" hòng làm thay đổi chế độ chính trị. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội,"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có những diễn biến phức tạp".
Về khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền ngày càng lớn, những yếu kém trong công tác xây dựng đảng bí thư thường trực Trương Tấn Sang cho rằng, đã được đề cập trong các thách thức trên.
Về đặc trưng của nền kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa, do vẫn còn các ý kiến khác nhau, báo cáo giải trình đưa ra 2 phương án đề nghị biểu quyết. Phương án 1: “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” (như dự thảo). Phương án 2: “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” (như tinh thần Đại hội X, có bổ sung từ “tiến bộ”).
Phát biểu tại hội trường, ông Lê Đức Thúy – Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nêu quan điểm, cho tới nay việc định nghĩa thế nào là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu vẫn chưa rõ ràng. Trong khi đó, người ta thường liên hệ công hữu về tư liệu sản xuất với quá khứ không mấy tích cực của quốc hữu hóa hay tập thể hóa.
“Cương lĩnh chính là định hướng nhưng vừa khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, vừa nói tiến tới chế độ công hữu về tư liệu sản xuất thì mọi người sẽ không hiểu”, ông Thúy nhận xét. Cũng vì thế, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị chọn phương án 2 để “mở rộng đường hơn và có thể tiếp tục nghiên cứu, phát triển”.
Trả lời ý kiến của ông Thúy, người điều hành phiên họp sáng nay - ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng, xung quanh vấn đề sở hữu hiện vẫn còn nhiều vấn đề phải tranh luận. Theo ông Trọng, với những vấn đề đã rõ, chín muồi và được thực tiễn chứng minh là đúng thì sẽ sửa. Còn những vấn đề chưa rõ, còn nhiều tranh luận thì tốt nhất là giữ như dự thảo. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng sẽ thuộc về các đại biểu với quyền bỏ phiếu của mình cho một trong hai phương án nêu trên.
Góp ý cho dự thảo cương lĩnh, Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng – Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cho rằng không nên để cụm từ xây dựng “công nghiệp quốc phòng an ninh”. Đại biểu này cho rằng, nền công nghiệp quốc phòng không chỉ sản xuất ra các sản phẩm phục vụ quân đội mà còn cho rất nhiều ngành nghề khác và là một bộ phận của nền công nghiệp quốc gia. Ông Dũng đề xuất nên bỏ từ “an ninh” sau từ “công nghiệp quốc phòng”.
Tiếp thu ý kiến này, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết ban soạn thảo sẽ nghiên cứu và chỉnh sửa.
Hoàng Ly

Danh sách ủy viên dự khuyết

STT Họ và tên Chức vụ, đơn vị công tác hiện nay
1. Chu Ngọc Anh Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
2. Nguyễn Xuân Anh Ủy viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Bí thư Quận uỷ Liên Chiểu, Đà Nẵng
3. Tất Thành Cang Thành uỷ viên, Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
4. Nguyễn Tân Cương Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn 1, Bộ Quốc phòng
5. Bùi Văn Cường Phó Bí thư Tỉnh uỷ Gia Lai
6. Nguyễn Phú Cường Tỉnh uỷ viên, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
7. Nguyễn Công Định Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre
8. Trần Hồng Hà Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
9. Ngô Đông Hải Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Hoài Ân, Bình Định
10. Điểu Kré UVTWDK, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thị uỷ Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
11. Hầu A Lềnh UVTWDK, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Huyện uỷ Sa Pa, Lào Cai
12. Bh'Riu Liếc Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
13. Nguyễn Hồng Lĩnh UVTWDK, Phó Bí thư Tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu
14. Lâm Văn Mẫn Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng
15. Phạm Hoài Nam Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng vùng 4, Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng
16. Nguyễn Thanh Nghị Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh
17. Phùng Xuân Nhạ Thành uỷ viên, Phó Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội
18. Trần Lưu Quang Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
19. Nguyễn Thị Thanh Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ Ninh Bình
20. Trần Sỹ Thanh Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk
21. Nguyễn Văn Thể Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Huyện uỷ Tân Hồng, Đồng Tháp
22. Nguyễn Khắc Toàn Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà
23. Nguyễn Thị Tuyến Thành uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội; Đại biểu QH khoá XII
24. Nguyễn Đắc Vinh Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
25. Võ Thị Ánh Xuân Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thị uỷ Tân Châu, tỉnh An Giang

Danh sách ủy viên chính thức

1. Hoàng Tuấn Anh UVTWĐ, Bộ tr­ưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
2. Lê Hồng Anh UVBCT, Đại tướng, Bộ tr­ưởng Bộ Công an
3. Lê Thị Thu Ba UVTWĐ, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban T­ư pháp của Quốc hội
4. Hà Ban Bí thư Tỉnh uỷ Kon Tum
5. Bùi Quang Bền Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang
6. Dương Thanh Bình Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau
7. Nguyễn Hoà Bình Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi
8. Nguyễn Thái Bình UVTWĐ, Thứ tr­ưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ
9. Nguyễn Thanh Bình Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh
10. Nguyễn Văn Bình Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
11. Phan Thanh Bình UVTWDK, Thành uỷ viên, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
12. Tr­ương Hoà Bình UVTWĐ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao
13. Lương Ngọc Bính Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình
14. Huỳnh Minh Chắc Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang
15. Lê Chiêm Thiếu tướng, Tư lệnh Quân khu 5 - Bộ Quốc phòng
16. Đỗ Văn Chiến UVTWDK, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang
17. Hà Ngọc Chiến Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Bằng
18. Võ Minh Chiến UVTWĐ, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng
19. Mai Văn Chính UVTWDK, Bí thư­ Tỉnh uỷ Long An
20. Phạm Minh Chính Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an
21. Phạm Thị Hải Chuyền UVTWĐ, Phó Chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
22. Nguyễn Thành Cung UVTWĐ, Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
23. Đinh Văn C­ương UVTWĐ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc
24. Hà Hùng C­ường UVTWĐ, Bộ tr­ưởng Bộ T­ư pháp
25. Lương Cường Trung tướng, Chính uỷ Quân khu 3 - Bộ Quốc phòng
26. Nguyễn Quốc Cường UVTWĐ, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam
27. Nguyễn Xuân Cường Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Kạn
28. Nguyễn Thị Doan UVTWĐ, Phó Chủ tịch n­ước
29. Ngô Văn Dụ BTTWĐ, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng
30. Đào Ngọc Dung UVTWĐ, Bí thư­ Tỉnh uỷ Yên Bái
31. Đinh Tiến Dũng Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình
32. Mai Tiến Dũng Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam
33. Nguyễn Chí Dũng Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận
34. Nguyễn Tấn Dũng UVBCT, Thủ t­ướng Chính phủ
35. Phan Xuân Dũng UVTWDK, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học - Công nghệ và Môi tr­ường của Quốc hội
36. Trần Trí Dũng Bí thư Tỉnh uỷ Trà Vinh
37. Trịnh Đình Dũng UVTWĐ, Thứ tr­ưởng Bộ Xây dựng
38. Võ Văn Dũng UVTWDK, Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu
39. Mai Thế D­ương UVTWĐ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
40. Vũ Đức Đam UVTWDK, Bí thư­ Tỉnh uỷ Quảng Ninh
41. Trần Đơn Thiếu tướng, Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 7 - Bộ Quốc phòng
42. Lê Hữu Đức Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
43. Phạm Xuân Đương Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên
44. Lò Văn Giàng Bí thư Tỉnh uỷ Lai Châu
45. Nguyễn Văn Giàu UVTWĐ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
46. Nguyễn Thị Thu Hà Phó Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh
47. Phạm Hồng Hà Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nam Định
48. Hoàng Trung Hải UVTWĐ, Phó Thủ t­ướng Chính phủ
49. Lê Thanh Hải UVBCT, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh
50. Nguyễn Đức Hải Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam
51. Trần L­ưu Hải UVTWĐ, Phó tr­ưởng Ban Tổ chức Trung ương
52. Trần Văn Hằng UVTWĐ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
53. Phùng Quốc Hiển UVTWĐ, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội
54. Nguyễn Văn Hiến UVTWĐ, Phó Đô đốc Hải quân, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư­ lệnh Quân chủng Hải quân
55. Đặng Văn Hiếu UVTWĐ, Trung tướng, Thứ tr­ưởng Bộ Công an
56. Dương Đức Hoà Thiếu tướng, Tư lệnh Quân khu 2 - Bộ Quốc phòng
57. Nguyễn Thị Thanh Hoà UVTWĐ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
58. Ph­ương Minh Hoà UVTWĐ, Trung tướng, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng
59. Bùi Thị Minh Hoài UVTWDK, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Việt Nam
60. Vũ Huy Hoàng UVTWĐ, Bộ tr­ưởng Bộ Công thương
61. Vũ Ngọc Hoàng UVTWĐ, Phó Tr­ưởng ban Tuyên giáo Trung ương
62. V­ương Đình Huệ UVTWĐ, Tổng Kiểm toán Nhà n­ước
63. Nguyễn Sinh Hùng UVBCT, Phó Thủ t­ướng Thường trực Chính phủ
64. Phạm Xuân Hùng UVTWĐ, Trung tướng, Phó Tổng Tham m­ưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
65. Trần Quốc Huy Bí thư Tỉnh uỷ Đắc Nông
66. Đinh Thế Huynh UVTWĐ, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân
67. Nguyễn Tấn H­ưng UVTWĐ, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Phước
68. Thuận Hữu PhóTổng Biên tập Báo Nhân Dân
69. Nguyễn Tuấn Khanh UVTWĐ, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
70. Nguyễn Doãn Khánh Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ
71. Tr­ương Quang Khánh UVTWĐ, Trung tướng, Thứ tr­ưởng Bộ Quốc phòng
72. Hà Thị Khiết BTTWĐ, Tr­ưởng Ban Dân vận Trung ương
73. Phùng Thanh Kiểm Bí thư Tỉnh uỷ Lạng Sơn
74. Vũ Trọng Kim UVTWĐ, Phó Chủ tịch - Tổng Th­ư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
75. Tô Lâm Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an
76. Ngô Xuân Lịch UVTWĐ, Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
77. Đào Tấn Lộc UVTWĐ, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên
78. Phạm Vũ Luận Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
79. Uông Chu L­ưu UVTWĐ, Phó Chủ tịch Quốc hội
80. Tr­ương Thị Mai UVTWĐ, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội
81. Trần Thanh Mẫn UVTWDK, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ
82. Châu Văn Minh Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
83. Nguyễn Tuấn Minh UVTWĐ, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
84. Phạm Bình Minh UVTWĐ, Thứ tr­ưởng Thường trực Bộ Ngoại giao
85. Trần Bình Minh Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
86. Trần Văn Minh Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng
87. Bùi Văn Nam Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an
88. Nguyễn Phương Nam Thiếu tướng, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng QK9 - Bộ Quốc phòng
89. Nguyễn Văn Nên Bí thư Tỉnh uỷ Tây Ninh
90. Nguyễn Thị Kim Ngân UVTWĐ, Bộ tr­ưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
91. Phạm Quang Nghị UVBCT, Bí thư­ Thành uỷ Hà Nội
92. Trương Quang Nghĩa Bí thư Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương
93. Phạm Quý Ngọ Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
94. Hồ Mẫu Ngoạt Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng
95. Trần Thế Ngọc Bí thư Tỉnh uỷ Tiền Giang
96. Nguyễn Thiện Nhân UVTWĐ, Phó Thủ t­ướng Chính phủ
97. Hà Sơn Nhin UVTWĐ, Bí thư­ Tỉnh uỷ Gia Lai
98. Mai Văn Ninh Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hoá
99. Vũ Văn Ninh UVTWĐ, Bộ tr­ưởng Bộ Tài chính
100. Nguyễn Thị N­ương UVTWĐ, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương
101. Nguyễn Đình Phách UVTWĐ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
102. Cao Đức Phát UVTWĐ, Bộ tr­ưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
103. Mai Quang Phấn UVTWĐ, Trung tướng, Chính uỷ Quân khu 4 - Bộ Quốc phòng
104. Nguyễn Thành Phong Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre
105. Tòng Thị Phóng BTTWĐ, Phó Chủ tịch Quốc hội
106. Lê Hữu Phúc UVTWĐ, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị
107. Nguyễn Hạnh Phúc Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình
108. Nguyễn Xuân Phúc UVTWĐ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
109. Võ Văn Phuông UVTWDK, Phó Bí thư­ Tỉnh uỷ Tây Ninh
110. Giàng Seo Phử UVTWĐ, Bộ tr­ưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc
111. Ksor Ph­ước UVTWĐ, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội
112. Lê Thanh Quang Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hoà
113. Nguyễn Minh Quang UVTWĐ, Bí thư Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương
114. Trần Đại Quang UVTWĐ, Trung tướng, Thứ tr­ưởng Bộ Công an
115. Hoàng Bình Quân UVTWĐ, Tr­ưởng Ban Đối ngoại Trung ương
116. Lê Hoàng Quân UVTWĐ, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh
117. Nguyễn Quân Thứ trưởng Thường trực Bộ Khoa học và Công nghệ
118. Nguyễn Tấn Quyên UVTWĐ, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Cần Thơ
119. Bùi Thanh Quyến UVTWĐ, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải D­ương
120. Nguyễn Văn Quynh UVTWĐ, Phó tr­ưởng Ban Tổ chức Trung ương
121. Tô Huy Rứa UVBCT, BTTWĐ, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
122. Trương Tấn Sang Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư
123. Phan Văn Sáu Bí thư Tỉnh uỷ An Giang
124. Nguyễn Bắc Son UVTWĐ, Phó tr­ưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
125. Hồ Xuân Sơn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
126. Huỳnh Ngọc Sơn UVTWĐ, Phó Chủ tịch Quốc hội
127. Nguyễn Thanh Sơn UVTWDK, Phó Bí thư­ Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang
128. Thào Xuân Sùng UVTWĐ, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La
129. Lê Vĩnh Tân Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp
130. Tạ Ngọc Tấn UVTWĐ, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản
131. Ngô Thị Doãn Thanh Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội
132. Nguyễn Bá Thanh UVTWĐ, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng
133. Phùng Quang Thanh UVBCT, Đại tướng, Bộ tr­ưởng Bộ Quốc phòng
134. Nguyễn Văn Thành Bí thư Thành uỷ Hải Phòng
135. Trần Đình Thành UVTWĐ, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai
136. Nguyễn Thế Thảo UVTWĐ, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội
137. Đinh La Thăng UVTWĐ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam
138. Nguyễn Xuân Thắng Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
139. Sơn Minh Thắng Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trà Vinh
140. Đào Trọng Thi UVTWĐ, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục - Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội
141. Nguyễn Ngọc Thiện Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế
142. Nguyễn Văn Thiện Bí thư Tỉnh uỷ Bình Định
143. Đặng Thị Ngọc Thịnh UVTWDK, Bí thư­ Tỉnh uỷ Vĩnh Long
144. Nguyễn Văn Thông Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên
145. Niê Thuật UVTWĐ, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk
146. Võ Văn Th­ưởng UVTWDK, Bí thư­ thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
147. Huỳnh Văn Tí UVTWĐ, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận
148. Nguyễn Thị Kim Tiến UVTWDK, Thứ tr­ưởng Bộ Y tế
149. Nguyễn Xuân Tiến Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng
150. Bùi Văn Tỉnh Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình
151. Phan Đình Trạc Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An
152. Huỳnh Phong Tranh UVTWĐ, Bí thư­ Tỉnh uỷ Lâm Đồng
153. Lò Mai Trinh Bí thư Tỉnh uỷ Điện Biên
154. Nguyễn Phú Trọng UVBCT, Chủ tịch Quốc hội
155. Đào Việt Trung Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
156. Mai Thế Trung UVTWĐ, Bí thư­ Tỉnh uỷ Bình D­ương
157. Nguyễn Thế Trung UVTWĐ, Phó trưởng Ban Th­ường trực Ban Dân vận Trung ương
158. Võ Tiến Trung Trung tướng, Giám đốc Học viện Quốc phòng - Bộ Quốc phòng
159. Mai Trực Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
160. Bế Xuân Trường Thiếu tướng, Tư lệnh Quân khu 1 - Bộ Quốc phòng
161. Trần Cẩm Tú UVTWDK, Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
162. Nông Quốc Tuấn Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang
163. Đặng Ngọc Tùng UVTWĐ, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
164. Trần Văn Tuý Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh
165. Đỗ Bá Tỵ UVTWĐ, Trung tướng, Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
166. Nguyễn Hữu Vạn Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai
167. Nguyễn Sáng Vang Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuyên Quang
168. Nguyễn Hoàng Việt UVTWĐ, Phó tr­ưởng Ban Tổ chức Trung ương
169. Võ Trọng Việt Trung tướng, Chính uỷ Bộ đội Biên phòng - Bộ Quốc phòng
170. Bùi Quang Vinh UVTWĐ, Thứ tr­ưởng Bộ Kế hoạch và Đầu t­ư
171. Triệu Tài Vinh UVTWDK, Bí thư­ Tỉnh uỷ Hà Giang
172. Nguyễn Chí Vịnh Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
173. Phạm Văn Vọng Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc
174. Lê Quý Vương Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an
175. Trần Quốc Vượng UVTWĐ, Viện tr­ưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

Tất bật tuốt lá mai đón xuân

Thứ tư, 19/1/2011, 09:17 GMT+7

Những ngày cận tết, không khí ở làng mai Thủ Đức, TP HCM, nhộn nhịp hẳn lên. Mọi người chộn rộn cùng nhau tuốt lá mai để đảm bảo hoa sẽ khai nụ vào thời điểm đầu năm mới.

Làng mai Thủ Đức từng là vựa mai lớn nhất nhì tại TP HCM, cung cấp hoa cho Sài Gòn và nhiều tỉnh thành lân cận. Song hiện nay do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, làng còn khoảng hơn 500 hộ chuyên trồng hoa, mai, cây kiểng phục vụ cho mùa tết Nguyên đán. VnExpress.net ghi nhận lại không khí tất bật tuốt lá cây mai ở đây vào những ngày cuối năm.
Tại khu làng này, nhà nhà, người người tất bật với công việc tuốt lá mai cho kịp tiến độ đón xuân về.
Các chậu mai liên tục được thanh niên trai tráng vận chuyển từ vườn lên chỗ khô ráo để hái lá.
Để cây nở hoa đúng Tết, các chủ vườn phải thuê từ hàng chục nhân công hái lá. Mức lương trung bình của mỗi công nhân ở đây từ 100.000 đến 120.000 đồng một ngày.
Anh Trần Văn Tuấn, chủ vườn mai 200 cây tại phường Hiệp Bình Phước đang hướng dẫn nhân công cách tuốt lá mai. Nghệ nhân này chia sẻ: “Theo kinh nghiệm của nhà vườn thì vào khoảng 15/12 âm lịch, các vườn mai sẽ tuốt xong toàn bộ lá cây (trong điều kiện khí hậu và thời tiết bình thường). Nhưng trước khi hái lá, nếu cây nào có nụ hoa nhưng chưa căng đầy thì cần tiến hành công việc này sớm hơn từ 1 đến 2 ngày”.
Một cành mai vàng nở sớm đang chờ được tuốt tỉa lá.
Các nữ công nhân tăng cường làm việc trong cái nắng cháy da buổi trưa Sài Gòn.
Nhiều cây mai có gốc rất lớn, dáng đẹp trị giá cả vài chục triệu đồng mỗi chậu.
Có những cây cao lớn, các thanh niên phải leo lên tận ngọn mới hái được lá.
Song cũng có những cây quá cao thì công nhân "vật ngã" chậu để dễ bề tuốt lá.
Chậu mai "sạch" lá sau khi tuốt. Theo tính toán của các nghệ nhân, cây mai này chắc chắn sẽ ra hoa đúng ngày đầu năm mới.
Gần tết là thời điểm rất nhạy cảm của cây mai vàng. Nếu thời tiết ổn định như hiện nay thì mai sẽ nở đều, đẹp, hứa hẹn mùa mai thắng lợi cho người trồng và tô điểm màu vàng rực rỡ cho thành phố trong dịp xuân Tân Mão 2011.
Thắng Trần