Trang

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

http://haoanhbp.blogspot.com/


Chào bạn! Rất vui vì bạn đã vào thăm blog của tôi:-)

Đoàn Chủ tịch Đại hội XI đề nghị giữ nguyên phần đánh giá khuyết điểm của Bộ Chính trị liên quan đến bội chi, nhập siêu, nợ nước ngoài... như dự thảo chứ không giảm nhẹ như yêu cầu của một số đại biểu.

Trước khi công bố kết quả bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Thường trực ban bí thư Trương Tấn Sang trình bày báo cáo giải trình về các ý kiến đại biểu đối với văn kiện của đại hội.
Sáng mai đại hội XI sẽ họp phiên bế mạc.
Sáng mai đại hội XI sẽ họp phiên bế mạc.
Khi đưa ra ý kiến về bản kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương khóa X, một số đại biểu có đưa ra kiến nghị xem lại một đánh giá liên quan đến Bộ Chính trị.
Theo các đại biểu này, đánh giá “Tình trạng nhập siêu, bội chi ngân sách lớn, kéo dài nhiều năm, nợ nước ngoài của Chính phủ và quốc gia tăng nhanh, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, nguy cơ lạm phát còn cao, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, đầu tư dàn trải, còn nhiều thất thoát, kém hiệu quả” là chưa thỏa đáng. Đây không phải là khuyết điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị.
Trong tiếp thu giải trình sáng nay, Đoàn Chủ tịch Đại hội khóa XI cho rằng, tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có khách quan nhưng phần lớn là do chủ quan mà trách nhiệm trực tiếp thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp, các ngành. Nhưng Bộ Chính trị, với quyền hạn và trách nhiệm của mình theo quy định của Điều lệ Đảng và Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư khóa X thì Bộ Chính trị cũng có khuyết điểm. Do vậy, Đoàn chủ tịch đề nghị Đại hội cho giữ đánh giá này trong Báo cáo kiểm điểm.
Liên quan đến các nguy cơ, một số ý kiến đề nghị trong mục dự báo tình hình cần tiếp tục nhấn mạnh "4 nguy cơ" đã được xác định từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII. Có ý kiến đề nghị bổ sung thêm 1 nguy cơ là khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền ngày càng lớn để từ đó đề ra giải pháp khắc phục. Có ý kiến còn cho rằng, những yếu kém trong xây dựng đảng là nguy cơ chứ không phải thách thức.
Ông Trương Tấn Sang
Ông Trương Tấn Sang
Đề cập đến vấn đề này, ông Trương Tấn Sang cho rằng, báo cáo chính trị đã xác định và nhấn mạnh cả 2 khía cạnh về thách thức và nguy cơ. Cụ thể: "nước ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" hòng làm thay đổi chế độ chính trị. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội,"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có những diễn biến phức tạp".
Về khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền ngày càng lớn, những yếu kém trong công tác xây dựng đảng bí thư thường trực Trương Tấn Sang cho rằng, đã được đề cập trong các thách thức trên.
Về đặc trưng của nền kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa, do vẫn còn các ý kiến khác nhau, báo cáo giải trình đưa ra 2 phương án đề nghị biểu quyết. Phương án 1: “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” (như dự thảo). Phương án 2: “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” (như tinh thần Đại hội X, có bổ sung từ “tiến bộ”).
Phát biểu tại hội trường, ông Lê Đức Thúy – Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nêu quan điểm, cho tới nay việc định nghĩa thế nào là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu vẫn chưa rõ ràng. Trong khi đó, người ta thường liên hệ công hữu về tư liệu sản xuất với quá khứ không mấy tích cực của quốc hữu hóa hay tập thể hóa.
“Cương lĩnh chính là định hướng nhưng vừa khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, vừa nói tiến tới chế độ công hữu về tư liệu sản xuất thì mọi người sẽ không hiểu”, ông Thúy nhận xét. Cũng vì thế, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị chọn phương án 2 để “mở rộng đường hơn và có thể tiếp tục nghiên cứu, phát triển”.
Trả lời ý kiến của ông Thúy, người điều hành phiên họp sáng nay - ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng, xung quanh vấn đề sở hữu hiện vẫn còn nhiều vấn đề phải tranh luận. Theo ông Trọng, với những vấn đề đã rõ, chín muồi và được thực tiễn chứng minh là đúng thì sẽ sửa. Còn những vấn đề chưa rõ, còn nhiều tranh luận thì tốt nhất là giữ như dự thảo. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng sẽ thuộc về các đại biểu với quyền bỏ phiếu của mình cho một trong hai phương án nêu trên.
Góp ý cho dự thảo cương lĩnh, Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng – Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cho rằng không nên để cụm từ xây dựng “công nghiệp quốc phòng an ninh”. Đại biểu này cho rằng, nền công nghiệp quốc phòng không chỉ sản xuất ra các sản phẩm phục vụ quân đội mà còn cho rất nhiều ngành nghề khác và là một bộ phận của nền công nghiệp quốc gia. Ông Dũng đề xuất nên bỏ từ “an ninh” sau từ “công nghiệp quốc phòng”.
Tiếp thu ý kiến này, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết ban soạn thảo sẽ nghiên cứu và chỉnh sửa.
Hoàng Ly

1 nhận xét:

  1. Thử copy blog bên yahoo. Lưu trữ và chuyễn dần sang bên này.

    Trả lờiXóa